Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Ngũ cốc là gì?

Theo Từ điển Hán Việt, cốc nghĩa là lúa, gạo, hoa màu, lương thực nói chung. Ngũ cốc là năm thứ cốc, gồm: lúa gié, lúa nếp, lúa tắc, lúa tẻ, đậu

Theo Wikipedia, ngũ cốc, trong thời kỳ Trung Quốc cổ đại, là tên gọi chung để chỉ 5 loại thực vật có hạt ăn được; về sau được dùng để gọi chung cho các loại cây lương thực hay sản phẩm chính thu được từ chúng. Tuy nhiên, trong cách hiểu của các dân tộc chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa thì khái niệm về ngũ cốc không hoàn toàn giống nhau. Ngoài thuyết về ngũ cốc còn có các thuyết lục cốc, cửu cốc. Tuy nhiên, thuyết về ngũ cốc chiếm ưu thế, có thể là do nó có liên quan tới học thuyết về Ngũ Hành.
Tại Trung Quốc, tồn tại 2 thuyết cơ bản hơi khác nhau một chút về ngũ cốc. Một thuyết cho rằng ngũ cốc gồm 5 loại : đạo (lúa), thử (kê), tắc trong tiếng Quảng Đông thì  là ngô, còn ở phương Bắc thì nó lại là kê, mạch (bao gồm đại mạch, tiểu mạch, hắc mạch và yến mạch), thục (đậu tương).
Một thuyết khác lại cho rằng ngũ cốc lại gồm: ma (hạt gai dầu), thử, tắc, mạch, thục. Hai thuyết này khác nhau ở chỗ một bên có lúa gạo nhưng không có gai dầu, và ngược lại. Khi kết hợp cả hai thuyết này lại sẽ có đạo, thử, tắc, mạch, thục, ma là 6 loại lương thực.

Về cửu cốc BS Hồ Đắc Duy đã dẫn sách Chu Lễ giải thích rằng đó là 9 thứ hột để ăn được gồm: tắc (thứ lúa cao, cây dài đến hơn một trượng, là giống lúa chín sớm nhất), thuật (một thứ lúa nếp nhiều nhựa), thử (một loại nếp), đạo (lúa dé - một thứ lúa ưa ruộng có nước, mỗi năm chín 2 mùa), ma (mè, có 2 loại trắng và đen), đại đậu (một thứ đậu hột to), tiểu đậu, đại mạch (một loại lúa mì, hột có lông dài) và tiểu mạch.
Như đã nói trên, khái niệm về ngũ cốc không hoàn toàn giống nhau trong cách hiểu của các dân tộc chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Hoa. Có lẽ xuất phát từ sự khác biệt này mà có định nghĩa ngũ cốc bao gồm: “5 loại hạt: kê, đậu, ngô, lúa nếp, lúa tẻ, gồm tất cả các loại cây có hạt dùng làm lương thực như  lúa mì, yến mạch, đại mạch…”.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét